Thành phần Hội_đồng_Cơ_mật_Vương_quốc_Liên_hiệp_Anh

Cơ mật viện của Quốc vương tranh vẽ bởi Thomas Rowlandson. 1815

Quân vương, hành động theo sự cố vấn của Cơ mật viện, còn được biết tới là Hội đồng Cơ mật viện Quốc vương hoặc Hội đồng Cơ mật viện Nữ vương.[13] Thành viên của viện được gọi chung là Huân công Tôn kính nhất Cơ mật viện Quốc chủ Bệ hạ[14] (còn được gọi là Huân công và khác của ...).[15] Đứng đầu Cơ mật viện là Chủ tịch, còn được gọi là Huân trưởng Cơ mật viện (Lord President of the Council), là một trong bốn Trọng thần Quốc vụ (Great Officer of State),[16] là thành viên Nội các và thông thường là Lãnh đạo Viện Quý tộc hoặc Viện Thứ dân.[17] Một chức vụ quan trọng khác là Thư ký, người ký vào tất cả các sắc lệnh của Cơ mật viện.[18]

Cả hai Cố vấn Cơ mật và Ủy viên Cơ mật có thể được sử dụng chính xác để đề cập đến một thành viên của Cơ mật viện. Tuy nhiên trước đây, là sự ưa dùng bởi Văn phòng Cơ mật viện,[19] nhấn mạnh việc sử dụng Cố vấn là "một người đưa ra lời khuyên", trái lại với "một người là thành viên của viện". Cố vấn Cơ mật viện có truyền thống "tuyên thệ" sau khi được quốc chủ xác nhận.[20]

Quốc chủ có thể lựa chọn bất cứ ai làm Cố vấn Cơ mật viện,[21] nhưng thực tế bổ nhiệm chỉ được thực hiện theo lời khuyên của Chính phủ Quốc chủ Bệ hạ. Phần lớn những người được bổ nhiệm là các chính trị gia cao cấp, bao gồm Bộ trưởng Ngôi vua, một số ít nhân vật cao cấp nhất của phe Đối lập Trung thành, lãnh đạo Nghị viện của đảng chính trị lớn thứ ba, một vài nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ Anh và các chính trị gia cao cấp từ Khối quốc gia thịnh vượng chung. Bên cạnh đó, Cơ mật viện cũng có số nhỏ thành viên Hoàng gia (thường là Vương tếkế vị), vài chục thẩm phán từ các nước Anh và Thịnh vượng chung, một vài giáo sĩ và một số ít công chức cao cấp.

Không có giới hạn theo luật định đối với số lượng thành viên:[22] tháng 1 năm 2012, có khoảng 600 thành viên;[23] tới tháng 6/2015 có hơn 650 thành viên.[24]

Tuy nhiên, các thành viên không có quyền tự động tham dự tất cả các cuộc họp của Cơ mật viện, và chỉ một số được triệu tập thường xuyên đến các cuộc họp (trên thực tế Thủ tướng tự do quyết định).

Ba giáo sĩ Giáo hội AnhTổng Giám mục Canterbury, Tổng Giám mục York[22]Giám mục London[25] – trở thành ủy viên Cơ mật viện khi được bổ nhiệm. Các thành viên cao cấp của Hoàng gia cũng có thể được bổ nhiệm, nhưng giới hạn là phối ngẫu hiện tại Quân vương, người kế vị và phối ngẫu.[22] Hoàng tế Philip hiện tại là cố vấn đặc quyền thành viên cao cấp nhất theo thời gian phục vụ,[23] và ông được bổ nhiệm không phải bởi vua trị vì hiện tại, mà tuyên thệ với Cơ mật viện của vua George VI (cha của Nữ vương Elizabeth II). Thư ký Cơ mật Quốc chủ (Private Secretary to the Sovereign) luôn được bổ nhiệm làm Cố vấn Cơ mật,[26] cũng như là Huân tướng Cung vụ (Lord Chamberlain), Chủ tịch Viện Thứ dân, và Chủ tịch Viện Quý tộc. Thẩm phán của Tòa án Tối cao Vương quốc Liên hiệp Anh,[27] các thẩm phán Tòa án Phúc thẩm Anh và xứ Wales,[28] thẩm phán cao cấp của Nội viện Tòa án Hình sự Scotland (Tòa án luật cấp cao của Scotland)[29]Chánh án Tòa án Bắc Ireland[30] cũng là thành viên của Cơ mật viện theo dạng ex officio.

Phần lớn thành viên trong Cơ mật viện là chính trị gia. Thủ tướng, Bộ trưởng Nội các và Lãnh đạo phe Đối lập thường tuyên thệ thành viên Cơ mật viện khi được bổ nhiệm.[22] Lãnh đạo phe đa số trong viện Thứ dân, Đệ nhất Bộ trưởng của chính quyền địa phương,[31] một vài Bộ trưởng cao cấp ngoài Nội các, và nhân sự kiện nào đó nghị sĩ cấp cao cũng được bổ nhiệm vào Cơ mật viện.

Vì Cố vấn Cơ mật viện bị ràng buộc bởi lời thế giữ bí mật trong hội nghị cơ mật, việc bổ nhiệm Lãnh đạo phe Đối lập là Cố vấn Cơ mật cho phép Chính phủ chia sẻ thông tin "về các điều khoản Cơ mật viện".[22] Điều này thường chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như trong các vấn đề an ninh quốc gia. Ví dụ, Tony Blair gặp Iain Duncan Smith (Lãnh đạo phe Đối lập) và Charles Kennedy (Lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do) "về các điều khoản của Hội đồng Cơ mật" để thảo luận vấn đề vũ khí hóa học của Iraq.[32]

Mặc dù Cơ mật viện chủ yếu là tổ chức của Anh, các quan chức cấp cao của Thịnh vượng chung cũng được bổ nhiệm.[22] Năm 2000, ở New Zealand, Thủ tướng, chính trị gia cao cấp, Chánh án theo truyền thống được bổ nhiệm làm Cố vấn Cơ mật.[33] Tuy nhiên, việc bổ nhiệm thành viên từ New Zealand bị ngừng. Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Toàn quyềnChánh án Tòa án Tối cao New Zealand đều giữ danh hiệu Quý ngài rất đáng kính, nhưng không phải là Cố vấn Cơ mật.[34] Cho đến cuối thế kỷ 20, Thủ tướng và Chánh án Canada và Australia cũng là Cố vấn Cơ mật.[35][36] Canada cũng có Cơ mật viện riêng, Cơ mật viện Quân chủ Canada. Thủ tướng các nước Thịnh vượng chung khác tuyên bố Quân vương làm Quốc chủ nên vẫn tuyên thệ Cơ mật viện.[22]